Rụng tóc nhiều do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục

98
0
Share:
bệnh rụng tóc

Rụng tóc có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Có người rụng tóc ít, nhưng cũng có người gặp tình trạng tóc rụng nhiều từng mảng và kéo dài. Khi đó cần sớm xác định nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị đúng đắn ngay từ ban đầu.

1. Tình trạng rụng tóc là gì?

Rụng tóc là tình trạng số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc hàng ngày. Trong mức bình thường, tóc rụng khoảng từ 50 – 100 sợi/ngày. Tuy nhiên nếu tóc rụng nhiều hơn mức trên thì được xem là bệnh rụng tóc.

Các biểu hiện của rụng tóc:

  • Tóc dính trên lược, sàn nhà hoặc trong nhà tắm.
  • Tóc mỏng đến mức lộ cả da đầu.
  • Tóc rụng không cố định một chỗ, mà phân tán toàn bộ da đầu.
  • Tóc chỉ rụng nhiều ở phần đỉnh đầu, những vị trí khác vẫn bình thường.
  • Hoặc tóc rụng cục bộ từ đỉnh đầu, sau đó rụng dần theo vòng tròn như chữ O.

triệu chứng rụng tóc nhiều

Rụng tóc thường dẫn đến tâm lý ngại ngùng, tự ti, thậm chí là trầm cảm.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc. Cụ thể như sau: 

  • Di truyền: Một số người rụng tóc nhiều có thể do gen di truyền thừa hưởng gen hói đầu của cha mẹ.
  • Thói quen xấu: kéo tóc, buộc tóc quá chặt gây áp lực lên sợi tóc, tác động nhiệt (nhuộm, uốn, duỗi,…) khiến tóc tổn thương và dễ gãy rụng.
  • Tuổi tác: Theo thời gian, hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến tóc ngày càng yếu đi, gãy rụng và đổi màu.
  • Căng thẳng: Khi gặp stress và lo âu, cơ thể tiết ra các gốc tự do gây độc khiến nang tóc yếu đi, tăng nguy cơ rụng tóc. Trong cuộc sống hiện đại, stress/căng thẳng chính là lý do khiến tình trạng rụng tóc ở người trẻ diễn ra ngày càng phổ biến. 
  • Ăn uống thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt các vitamin (A, C, E, B5, D,…) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt,…) khiến các tế bào tóc chậm sinh trưởng, dẫn đến mái tóc thường xuyên khô rối, dễ gãy rụng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp và đặc biệt là thuốc dùng trong hóa trị ung thư có tác dụng phụ là gây rụng tóc nhiều.
  • Bệnh về da đầu: Viêm da dầu, nấm da đầu, gàu… có thể làm tổn thương da và nang tóc, gây ngứa ngáy, khiến người bệnh gãi đầu thường xuyên, làm tóc rụng nhiều hơn.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nữ giới thường rụng tóc nhiều ở các giai đoạn sau dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh.

bệnh rụng tóc

Rụng tóc nhiều ở nữ giới thường liên quan stress/căng thẳng hoặc do rối loạn nội tiết tố ở một giai đoạn nhất định.

Vì vậy nếu tóc rụng hơn 100 sợi/ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để tìm cách khắc phục kịp thời.

3. Cách chẩn đoán bệnh rụng tóc

Đối với chứng rụng tóc, bác sĩ có thể khám lâm sàng bằng cách quan sát bằng mắt, test kéo tóc bằng tay và dựa vào dấu hiệu từ chia sẻ của bệnh nhân. Ngoài ra trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kiểm tra da đầu bằng kính hiển vi và tiến hành soi da. Hoặc bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu, sinh thiết da đầu và kiểm tra mô bệnh học.

4. Cách chữa rụng tóc bất thường

Tùy theo từng nguyên nhân gây rụng tóc và lượng tóc rụng mỗi ngày, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Dùng thuốc: Corticosteroid tại chỗ, Minoxidil hoặc Anthralin để kích thích tóc mọc trở lại. Lưu ý, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thì cần hết sức cẩn trọng.
  • Phẫu thuật cấy tóc: Lấy nang tóc từ vùng nhiều tóc, sau đó bác sĩ sẽ cấy đến các vùng bị hói. 
  • Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt: Nếu rụng tóc do thiếu chất, người bệnh cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tóc trong bữa ăn hàng ngày. Nếu tóc rụng nhiều do căng thẳng, người bệnh cần hạn chế tình trạng này, thư giãn và thoải mái hơn, đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya.

triệu chứng rụng tóc

Cá hồi, bông cải xanh và các loại hạt là thực phẩm rất tốt cho tóc, góp phần cải thiện rụng tóc.

5. Cách chăm sóc mái tóc chắc khỏe, phòng ngừa rụng tóc

Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu và ngăn ngừa rụng tóc bằng các mẹo sau đây:

  • Gội đầu đúng cách:  Tóc bình thường nên duy trì tần suất gội đầu 3 lần/tuần. Lưu ý nên chải tóc trước khi gội và chọn dầu gội phù hợp, có thành phần nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh và giảm rụng tóc.
  • Dùng tinh dầu bưởi: Các nghiên cứu chỉ ra, tinh dầu từ vỏ bưởi chứa các hoạt chất như caringin, vitamin A, vitamin C, đường ramoza… giúp giảm nhờn, thúc đẩy tuần hoàn máu, nuôi dưỡng chân lông mọc sợi tóc chắc khỏe. Bạn có thể dùng vỏ bưởi tươi lấy nước gội đầu thường xuyên, hoặc chọn mua các sản phẩm dạng xịt có tinh dầu bưởi nguyên chất. 

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng rụng tóc. Ngoài lợi ích thẩm mỹ, tóc còn có vai trò bảo vệ da đầu, rất quan trọng. Do đó ngay khi phát hiện dấu hiệu này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hair-loss/symptoms-causes/syc-20372926

https://dalieu.vn/cac-loai-rung-toc-va-dieu-tri-thuoc-d4455.html 

Share: