TOP 7 cách quản lý tài chính cá nhân của người thành công

77
0
Share:
quản lý tài chính cá nhân

Bạn có bao giờ thắc mắc những doanh nhân nổi tiếng vì sao họ được gọi là bậc thầy trong việc quản lý tài chính cá nhân? Điều gì tạo nên bí quyết thành công của họ? Hãy cùng chúng tôi khám phát ngay 7 cách sau đây nhé!

1. Xác định mục tiêu tài chính từ những ngày đầu

Bạn nên đặt mục tiêu cá nhân càng thiết thực càng tốt. Chẳng hạn, mua xe ở tuổi 25, mua nhà cho bố mẹ ở tuổi 30, mua nhà riêng cho bản thân ở tuổi 40, nghỉ hưu sớm ở tuổi 45,… Việc đặt ra các mục tiêu sớm giúp bạn xác định phương pháp và lộ trình hợp lý để đạt được chúng.

2. Theo dõi chi tiêu hàng ngày

Theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày là bước thiết yếu để quản lý tài chính cá nhân, giúp bạn duy trì ngân sách và tránh tình trạng chi tiêu quá mức. Để thực hiện việc này hiệu quả, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu hoặc ghi chép thủ công.

Chẳng hạn, khi sử dụng các ứng dụng như Mint hoặc YNAB (You Need A Budget), bạn có thể thuận tiện trong việc ghi chép và phân loại các khoản chi tiêu hàng ngày.

quản lý tài chính cá nhân

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu giúp bạn dễ dàng điều chỉnh ngân sách và tiết kiệm thời gian hơn.

Xem thêm: 5 cách tiết kiệm chi tiêu thông minh cho gen Z

3. Cắt giảm chi tiêu khi không cần thiết

Để tránh lãng phí, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa những gì thực sự cần thiết và những gì chỉ là sở thích thoáng qua. Ví dụ, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào một chiếc máy tính mới nếu chiếc hiện tại đã quá chậm và không còn đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên, đừng vội mua máy tính mới chỉ để chạy theo xu hướng nếu tài chính của bạn chưa sẵn sàng.

Thêm vào đó, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả bằng cách áp dụng những mẹo sau đây:

  • Hủy các đăng ký dịch vụ đã không sử dụng (truyền hình cáp, tạp chí, phần mềm thiết kế ảnh – gói VIP,…).
  • Thay vì thường xuyên ăn ngoài tại các nhà hàng đắt đỏ, bạn có thể chọn nấu ăn tại nhà.
  • Thay vì thường xuyên đi xem phim hoặc tham gia các hoạt động giải trí đắt đỏ, hãy tìm các hoạt động giải trí miễn phí hoặc rẻ tiền như đi dạo công viên hoặc tham gia sự kiện cộng đồng.

4. Sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Thẻ tín dụng cho phép bạn dễ dàng theo dõi các khoản chi tiêu nhờ vào các bản sao kê hàng tháng. Điều này cho phép bạn thấy rõ các khoản chi tiêu, từ đó giúp bạn điều chỉnh ngân sách và kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bạn nên thiết lập hạn mức thẻ không vượt quá 50% thu nhập của mình, nắm rõ các điều khoản sử dụng thẻ, và đảm bảo thanh toán đúng hạn (tránh trễ hơn 30 – 45 ngày) để không gây khó khăn trong việc kiểm soát tài chính.

Đồng thời, bạn cũng đừng nên mở quá nhiều thẻ tín dụng. Các chuyên gia khuyên rằng những người có thu nhập trung bình hoặc khá nên chỉ sở hữu 01 thẻ tín dụng để dễ dàng quản lý khả năng thanh toán nợ và duy trì sự cân đối tài chính.

quản lý tài chính cá nhân

Sử dụng thẻ tín dụng thông minh cũng là một cách để tối ưu hóa quản lý tài chính cá nhân của các bạn trẻ.

5. Biết cách đầu tư sinh lời hiệu quả

Thay vì chỉ để tiền trong tài khoản ngân hàng với lãi suất thấp, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, hoặc bất động sản để đạt được lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, đây cũng là hình thức tạo thu nhập thụ động giúp bạn gia tăng dòng tiền và an tâm hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư vào các hình thức khác như khởi nghiệp, mua vàng, mua hàng hóa, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư vào kiến thức và kỹ năng,…

Tuy nhiên dù ở bất cứ hình thức đầu tư nào, bạn cũng cần sự kiên trì và tìm hiểu rõ thông tin trước khi thực hiện.

6. Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao

Nếu bạn đang có những khoản nợ có lãi suất cao, hãy nhanh chóng kiếm thêm thu nhập để trả hết chúng, vì càng để ngày qua ngày sẽ gia tăng áp lực tài chính. 

Để trả nợ hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số chiến lược sau: 

  • Bán tài sản không cần thiết.
  • Nhận thêm công việc làm thêm vào buổi chiều tối hoặc trong thời gian rảnh rỗi.
  • Sắp xếp các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên trả trước – trả sau.
  • Khi đang trong quá trình thanh toán nợ, tránh phát sinh thêm các khoản nợ mới.
  • Lập kế hoạch trả nợ chi tiết và thực hiện từng bước.

7. Tiết kiệm 10 – 15% thu nhập hàng tháng

Đây là thói quen quản lý tài chính cá nhân của rất nhiều người thành công. Việc thực hiện thói quen này đều đặn giúp bạn xây dựng tài sản và giảm bớt lo lắng về tài chính trong tương lai. 

Bắt đầu bằng cách thiết lập một kế hoạch ngân sách chi tiết, tự động chuyển khoản vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng, và bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt trong tình hình tài chính của mình theo thời gian.

quản lý tài chính cá nhân

Gửi tiền tiết kiệm tự động hàng tháng sẽ giúp bạn tạo ra kỷ luật tài chính hiệu quả.

Hy vọng khi áp dụng thành thạo những cách quản lý tài chính cá nhân như trên, bạn sẽ có nền tài chính vững vàng và dễ dàng đạt mục tiêu riêng, qua đó tăng khối lượng tài sản và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo: Người trẻ ‘loay hoay’ quản lý tài chính cá nhân – VnExpress

Share: