7 lý do khiến bạn lúc nào cũng mệt mỏi trong người

72
0
Share:
mệt mỏi trong người

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao dù bạn tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi trong người? Vậy lý do thực sự là gì? Nhiều người cũng đã trải qua tình trạng tương tự và nhận ra rằng vấn đề thực sự có thể đến từ những nguyên nhân dưới đây.

1. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Thiếu hụt vitamin B12 sẽ dẫn đến lưu thông máu chậm, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài.

Để biết chứng mệt mỏi trong người có phải do thiếu vitamin B12 hay không, bạn cần đi khám và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng thần kinh và một số bài test khác.

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị thiếu hụt vitamin B12, bao gồm: bổ sung vitamin B12 qua đường uống hoặc tiêm dưới da và tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phô mai và ngũ cốc.

mệt mỏi trong người

Thiếu vitamin B12 có thể làm cho cơ thể bạn cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi kéo dài.

2. Thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D ở phụ nữ có thể dẫn đến sự thay đổi về tâm trạng và cảm xúc, tương tự như những thay đổi thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi trong người, hay cáu gắt hay mất ngủ lâu ngày, da nhợt nhạt như thiếu sức sống.

Cách đơn giản để cải thiện vấn đề này là nên thường xuyên tắm nắng nhằm giúp cơ thể tự tạo ra vitamin D. Đồng thời, bạn nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), lòng đỏ trứng, gan bò, sữa, ngũ cốc, nước cam,…

3. Cơ thể thiếu nước

Khi cơ thể thiếu nước, các cơ quan không nhận đủ lượng nước cần thiết để hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Hơn nữa, mất nước làm giảm lưu thông máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể. Điều này khiến bạn cảm thấy kiệt sức, mất năng lượng và khó tập trung trong các hoạt động hàng ngày.

Vì vậy hãy đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng hoặc khi hoạt động nhiều, bạn nên mang theo chai nước bên mình và uống thường xuyên, ngay cả khi chưa cảm thấy khát. 

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước dừa, nước trái cây và rau củ để cung cấp thêm khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.

4. Các bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Do đó khi tuyến giáp hoạt động không bình thường sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và thiếu sức sống, vì cơ thể không thể tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

Cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ và được chỉ định siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

mệt mỏi trong người

Nhiều người bị mắc bệnh tuyến giáp nhưng không hề hay biết, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kèm mất ngủ triền miên.

5. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm việc tiêu thụ quá nhiều cà phê hoặc trà, sử dụng điện thoại vào buổi tối trước khi đi ngủ và chế độ ăn uống thiếu chất. Hậu quả là nhiều người cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc,… khiến cơ thể không có đủ thời gian cần thiết để phục hồi và nạp lại năng lượng, dẫn đến ngày hôm sau mệt mỏi trong người.

Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này thì hãy thiết lập một thói quen ngủ đều đặn bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Tạo một môi trường ngủ thoải mái, tối và yên tĩnh, đồng thời hạn chế tiếp xúc với màn hình ánh sáng xanh ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể thiền hoặc đọc sách nhẹ nhàng để dễ dàng vào giấc ngủ hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

6. Căng thẳng kéo dài

Khi cơ thể ở trạng thái căng thẳng sẽ làm gia tăng hormone cortisol, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Cụ thể là não bộ cứ liên tục hoạt động và duy trì trạng thái cảnh giác, dẫn đến tình trạng khó ngủ và giấc ngủ không sâu, làm giảm khả năng phục hồi cơ thể và gây ra cảm giác mệt mỏi.

mệt mỏi trong người

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi trong người.

7. Trầm cảm hoặc lo âu

Nếu tình trạng stress/căng thẳng cứ kéo dài triền miên sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm, não không sản xuất đủ các chất dẫn truyền thần kinh cần thiết như serotonin và dopamine, làm giảm năng lượng hàng ngày. Đồng thời, trầm cảm có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ hoặc không ngủ sâu, dẫn đến cảm giác kiệt sức và mệt mỏi kéo dài trong suốt cả ngày.

Để đối phó với mệt mỏi do trầm cảm, hãy tập trung vào việc thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh như duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn. Hãy tập suy nghĩ tích cực ở mọi tình huống, viết nhật ký và thực hành lòng biết ơn để tìm lại niềm vui và động lực sống.

Tốt nhất nếu tình trạng mệt mỏi trong người cứ kéo dài, hoặc thậm chí xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo: Why Am I So Tired? – WebMD

Bạn có thắc mắc: Chữa lành là gì? Vì sao chữa lành trở thành xu hướng?

Share: