Bệnh phụ khoa: Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết và Cách xử lý
Các bạn gái luôn phải đối mặt với các bệnh phụ khoa phổ biến như viêm nhiễm, nấm âm đạo, ngứa ngáy, tiết dịch bất thường… Bệnh lý dễ dàng mắc và tái nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách hàng ngày hoặc xử lý chưa triệt để. Hãy để bài viết sau đây cung cấp tất cả thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc tham khảo. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa, hay thường được gọi là viêm nhiễm phụ khoa, là bệnh thường gặp ở bạn gái, nhất là chị em phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. Triệu chứng của bệnh rất rõ ràng như ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi, tiết dịch màu lạ nhiều bất thường… Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, bệnh còn có khả năng tác động xấu tới sức khỏe sinh sản nếu không thăm khám và khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, tâm lý của nhiều chị em phụ nữ khi mắc bệnh là ngại ngùng, không dám đến bệnh viện điều trị. Điều này làm cho bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm âm đạo, vô sinh…
Bệnh phụ khoa không quá hiếm gặp ở phụ nữ
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa
Khi bị viêm phụ khoa nói chung, chị em thường thấy bản thân có những biểu hiện sau:
- Âm đạo tiết dịch bất thường thậm chí chảy máu dù không phải chu kỳ kinh nguyệt.
- Âm hộ bị ngứa, rát, sưng.
- Đau buốt khi đi tiểu.
- Khí hư ra nhiều bất thường không phải trước hoặc sau kỳ kinh.
- Màu khí hư xanh, vàng, có mùi tanh hôi.
- Âm đạo có mụn.
- Đi tiểu khó và đau rát vùng kín mỗi khi quan hệ.
Bệnh phụ khoa không phải là bệnh hiếm gặp, dễ dàng khắc phục nếu kịp thời thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị. Đồng thời, bệnh lại dễ tái phát trở lại nên khi chữa trị xong, chị em cũng cần chú ý chăm sóc vùng kín kỹ càng hơn.
3. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắc bệnh và tái nhiễm bệnh phụ khoa
Dưới đây là các lý do gây ra bệnh thường gặp nhất cho bạn đọc tham khảo:
- Mất cân bằng vi khuẩn: Hệ vi sinh âm đạo bao gồm nhiều loài vi khuẩn có lợi lẫn có hại cùng tồn tại. Khi môi trường này bị mất cân bằng do một số nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không lành mạnh, dùng thuốc kháng sinh, căng thẳng… thì vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến viêm nhiễm và nấm âm đạo.
- Yếu tố hormone: Sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, hay sử dụng các biện pháp ngừa thai… thì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo tương tự như trên, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Sử dụng quá nhiều sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa hóa chất thay vì từ nguyên liệu lành tính có khả năng làm mất cân bằng âm đạo khiến âm đạo bị viêm nhiễm và nấm.
- Tái nhiễm do không điều trị triệt để: Nếu không điều trị đầy đủ hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ ở lần bị bệnh phụ khoa trước, vi khuẩn gây bệnh lại có cơ hội tăng sinh mạnh mẽ khiến bệnh tái phát dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý, điều trị bằng corticoid hay căng thẳng có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và tái nhiễm nhiều lần hơn những người khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa ở chị em phụ nữ cực kỳ đa dạng
4. Mắc bệnh phụ khoa: Khi nào nên đi khám?
Khám phụ khoa là tổng hợp những khảo sát, thăm khám tại cơ quan sinh dục của nữ giới gồm có âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và hai bầu vú. Từ đó, bác sĩ phát hiện ra tất cả bất thường và xây dựng lộ trình điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em nên thực hiện thăm khám vùng kín định kỳ cứ 3 – 6 tháng 1 lần. Đồng thời tốt nhất là sau khi vừa sạch kinh nguyệt 3 – 5 ngày để có kết quả chính xác nahats.
Thêm nữa, nếu bạn thấy đột ngột xuất hiện các triệu chứng bất thường đề cập kể trên, kèm theo đau phần bụng dưới dữ dội hay chảy máu âm đạo lượng nhiều thì có thể vùng kín gặp vấn đề, nên đến gặp bác sĩ ngay.
5. Lời khuyên của thầy thuốc khi bị bệnh phụ khoa
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đến phòng khám phụ khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời thay vì tự điều trị tại nhà. Gợi ý cho bạn một số bệnh viện khám phụ khoa uy tín như bệnh viện Y Dược, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện phụ sản Mekong…
Khi có dấu hiệu bất thường, chị em nên đi khám ngay
6. Hướng dẫn cách phòng tránh mắc bệnh hoặc tái nhiễm bệnh
Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc và tái nhiễm, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín hằng ngày, lau khô bằng khăn sạch, lau từ trước ra sau. Giữ bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh… để vệ sinh vùng kín mà thay bằng dung dịch nhẹ dịu, lành tính.
- Không tự thụt rửa âm đạo.
- Hạn chế mặc quần lót chật, thay quần lót thường xuyên và 3 tháng thì vứt hẳn quần lót đang sử dụng.
- Khi đến ngày đèn đỏ chọn băng vệ sinh có chất lượng tốt, thay băng vệ sinh 3 – 4 tiếng/lần.
Hy vọng tất cả chia sẻ kể trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh phụ khoa, cùng cách xử lý thích hợp cũng như phòng tránh. Đừng quên đón đọc những nội dung hữu ích khác trên website thời gian tới nhé!
Nguồn tham khảo: What is Gynecology?