Bệnh tự miễn là gì? 7 căn bệnh tự miễn thường gặp nhất

68
0
Share:
bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế và tử vong. Mặc dù việc điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm và can thiệp đúng phương pháp, các biến chứng nguy hiểm có thể được ngăn chặn và kiểm soát hiệu quả.

1. Bệnh tự miễn là gì?

Bệnh tự miễn (Autoimmune Disease) là nhóm bệnh phát sinh khi hệ miễn dịch của cơ thể mất khả năng phân biệt giữa các tế bào của chính cơ thể và những yếu tố gây hại từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch không bảo vệ cơ thể khỏi các virus và vi khuẩn xâm nhập, mà thay vào đó lại tấn công nhầm vào các cơ quan bên trong cơ thể.

bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

2. Các bệnh tự miễn thường gặp và triệu chứng đặc trưng

Có khoảng 80 loại bệnh tự miễn khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí mà hệ miễn dịch tấn công. Trong đó có những bệnh tự miễn phổ biến nhất bao gồm:

2.1 Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là tình trạng tăng sinh quá mức các tế bào thượng bì kèm theo viêm nhiễm ở lớp thượng bì và trung bì. Bệnh này thường gặp nhiều hơn ở những người có làn da sáng hơn so với những người có làn da tối màu.

Dấu hiệu nhận biết: Làn da xuất hiện lớp vảy giống như lớp nến bị cạo ra từ thân nến. Vùng da này thường khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và có thể chảy máu.

2.2 Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là một bệnh tự miễn mạn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.

Kèm theo đó là dấu hiệu: Khớp có thể trở nên ấm, sưng và đau. Người bệnh thường cảm thấy khớp bị cứng vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và mất cảm giác thèm ăn.

bệnh tự miễn

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ gây đau đớn ở các khớp, làm suy giảm chức năng vận động.

2.3 Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ (hay còn gọi là SLE hoặc lupus) là một bệnh tự miễn mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô và cơ quan, bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi. Kết quả là các cơ quan này bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động.

Dấu hiệu nhận biết: sốt, đau khớp, phát ban hình cánh bướm, đau ngực, khó thở, mệt mỏi,…

> Xem thêm: Lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị

2.4 Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng, hay còn gọi là xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây tổn thương cho não và tủy sống. Bệnh liên quan đến sự mất mát của lớp bao myelin bảo vệ các sợi thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.

Triệu chứng của bệnh là nhìn mờ, yếu cơ, khó nuốt, suy giảm trí nhớ, mất thăng bằng, thường xuyên thay đổi tâm trạng,…

2.5 Bệnh xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn mãn tính, tác động đến da, mô liên kết và các cơ quan nội tạng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng như tim, mạch máu, phổi, thận và dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết: da trơn bóng, đầu ngón tay bị đau hoặc lở loét, yếu cơ, đau khớp, khô miệng, mệt mỏi, khó thở,…

2.6 Bệnh tiểu đường loại 1

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, gây ra sự thiếu hụt insulin nghiêm trọng. Khi không có insulin, glucose không thể đi vào tế bào và tích tụ trong máu, gây tăng đường huyết và làm cho tế bào thiếu năng lượng.

Lượng đường trong máu cao kéo dài có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến nhiều triệu chứng như mệt mỏi, mờ mắt, đi tiểu nhiều, khát nước nhiều, giảm cân nhanh chóng, thường xuyên cáu kỉnh,…

2.7 Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là hội chứng mà tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormone giáp hơn mức cần thiết, dẫn đến việc nồng độ hormone giáp trong máu tăng cao.

Người bệnh cường giáp thường có triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nhẹ, cảm giác hồi hộp, bồn chồn, dễ cáu gắt, lú lẫn, đầu ngón tay run run, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt,…

3. Bệnh tự miễn có điều trị được không?

Phần lớn các bệnh tự miễn hiện nay không thể điều trị dứt điểm, người bệnh phải chấp nhận chung sống với bệnh. Mục tiêu chính của quá trình điều trị là làm chậm tiến triển của bệnh, kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Phương pháp điều trị chính bao gồm việc sử dụng thuốc: các loại thuốc chống viêm như diclofenac, indomethacin, aspirin, ibuprofen và nhóm glucocorticoid giúp làm giảm hầu hết các triệu chứng liên quan đến bệnh tự miễn.

Ngoài ra còn có liệu pháp tế bào gốc được áp dụng cho bệnh lupus ban đỏ hệ thống để kiểm soát phản ứng miễn dịch quá mức và giảm tình trạng viêm nhiễm. Mức độ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng bệnh lý và nguồn cung cấp tế bào gốc.

bệnh tự miễn

Ghép tế bào gốc: Một cơ hội mới cho bệnh nhân điều trị bệnh tự miễn.

Bên cạnh đó, bệnh lý này có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua lối sống lành mạnh (tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng/stress, ngủ đủ giấc,…) và chế độ ăn uống cân đối và đa dạng (bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế dầu mỡ và tránh bổ sung quá nhiều vitamin tổng hợp vì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch).

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tự miễn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: 

Autoimmune Diseases: Types, Causes, Symptoms & Treatment

Bệnh tự miễn – Căn bệnh nghe lạ mà quen, cần được kiểm soát sớm

Share: