Các loại khủng hoảng tâm lý thường gặp và cách vượt qua
Khủng hoảng tâm lý là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống của nhiều người. Mỗi người đều có thể đối mặt với những giai đoạn căng thẳng, lo âu hoặc cảm giác bế tắc. Điều quan trọng là chúng ta nên quản lý và vượt qua chúng như thế nào. Cùng theo dõi bài viết sau nhé!
1. Khủng hoảng tâm lý là gì?
Khủng hoảng tâm lý là trạng thái căng thẳng, mất cân bằng giữa cảm xúc và lý trí xảy ra khi một người đối mặt với những sự kiện đột ngột, nghiêm trọng hoặc đáng sợ.
Đây không phải là một bệnh lý mà chỉ là một tình trạng tâm lý tạm thời, thường là dấu hiệu khởi đầu của nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần với các biểu hiện đa dạng như:
- Buồn rầu
- Cảm thấy bế tắc
- Sống ít vui vẻ
- Hay cáu gắt
- Lo âu
- Bồn chồn
- Mất ngủ
- Chán ăn
- Sống cô lập, ít giao tiếp
- Có suy nghĩ lệch lạc
Khủng hoảng tâm lý có thể xảy đến với bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ.
2. Các loại khủng hoảng tâm lý phổ biến
Hiện nay, mọi người thường đối mặt với những loại khủng hoảng về tâm lý sau đây:
2.1 Khủng hoảng phát triển
Khủng hoảng tâm lý là phần không thể thiếu trong quá trình phát triển và trưởng thành của con người. Trong từng giai đoạn cuộc đời, chúng ta sẽ gặp phải những khủng hoảng đặc thù, chẳng hạn như
- Khủng hoảng tuổi lên 3 khi bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh.
- Khủng hoảng tuổi dậy thì với sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý.
- Khủng hoảng tuổi trưởng thành với những áp lực về công việc, sự nghiệp, lập gia đình,…
- Khủng hoảng tuổi già với khi đối mặt với bệnh tật, nghỉ hưu, cảm giác mất mát nhiều thứ,…
Những khủng hoảng này thường có thể dự đoán trước và là những trải nghiệm thiết yếu trong hành trình cuộc đời mỗi người.
Khủng hoảng tâm lý ở giới trẻ ngày càng tăng với những áp lực từ cuộc sống hiện đại, khiến nhiều người có nhu cầu chữa lành.
Xem thêm: Chữa lành là gì? Vì sao chữa lành trở thành xu hướng?
2.2 Khủng hoảng hiện sinh
Khủng hoảng hiện sinh là một dạng khủng hoảng tâm lý liên quan đến những câu hỏi sâu xa về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Nó thường xảy ra khi một người cảm thấy lạc lối, mất phương hướng hoặc nghi ngờ về giá trị và mục tiêu cá nhân của mình.
Ví dụ, một người có thể trải qua khủng hoảng hiện sinh khi họ đạt được những thành tựu lớn nhưng vẫn cảm thấy trống rỗng và không hạnh phúc, khiến họ tự hỏi liệu những nỗ lực của mình có thực sự có ý nghĩa không.
Hoặc khi một người trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như mất người thân, họ có thể cảm thấy rối loạn tâm linh và đặt ra những câu hỏi về sự tồn tại và mục đích của mình trên đời.
2.3 Khủng hoảng hoàn cảnh
Khủng hoảng hoàn cảnh là một dạng khủng hoảng tâm lý xảy ra khi một người đối diện với những biến cố lớn hoặc thay đổi đột ngột trong môi trường sống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định tâm lý của họ.
Ví dụ, việc chuyển đến một thành phố mới, mất việc làm hoặc trải qua một thảm họa tự nhiên có thể dẫn đến cảm giác bất an, hoang mang và khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới. Những sự kiện này có thể làm thay đổi các mối quan hệ xã hội, lối sống và thậm chí là cảm giác về bản thân, dẫn đến một giai đoạn cần nhiều thời gian và nỗ lực để vượt qua.
3. Cách để vượt qua khủng hoảng tâm lý nhanh chóng, nhẹ nhàng
Dưới đây là một vài mẹo hay giúp chúng ta mỗi khi đối mặt với khủng hoảng tâm lý cũng vượt qua nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần:
- Học cách chấp nhận mọi thứ đã và đang diễn ra để học cách thích nghi với cuộc sống.
- Hãy dành thời gian cho những gì quan trọng nhất cảm thấy tự hào, hài lòng và hạnh phúc, đồng thời tăng sự tự tin về bản thân.
- Chia sẻ, tâm sự với người thân, bạn bè hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.
- Tránh xa tin tức tiêu cực, hạn chế tiếp xúc với những người thường xuyên công kích hoặc gây ra tình huống căng thẳng.
- Tập thiền, yoga, hít thở sâu, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim, vẽ tranh,… hoặc làm bất cứ việc gì bạn thích để giải tỏa căng thẳng.
- Tập thể dục và hoạt động thể chất ít nhất 30 phút/ngày để tăng cường sản xuất endorphin – một loại hormone hạnh phúc.
- Tìm tòi, khám phá hoặc học một kỹ năng mới để bộ não không còn thời gian để suy nghĩ đến chuyện buồn.
- Viết nhật ký mỗi ngày hoặc viết ra những điều tiêu cực vào bất cứ thời gian nào trong ngày để nhận diện vấn đề và giải tỏa tâm lý.
Không ai hiểu bạn bằng người thân và bạn bè, hãy mạnh dạn chia sẻ nỗi lòng với họ để nhận được sự đồng cảm và lời khuyên thiết thực.
Hy vọng rằng thông tin được chia sẻ ở đây đã giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về khủng hoảng tâm lý và các phương pháp để vượt qua nó. Đừng quên duy trì sức khỏe và giữ cho tinh thần luôn lạc quan, điều này sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống dễ dàng hơn đấy!
Nguồn tham khảo: Khủng hoảng tâm lý ở người cao tuổi – BVĐK Hồng Hưng