Bật mí 5 cách phòng tránh cận thị ở trẻ nhỏ đơn giản, hiệu quả
Cận thị là một trong những bệnh lý về mắt, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quan sát của trẻ. Theo các thống kê gần nhất cho thấy, hiện có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là cận thị, tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị với tỷ lệ chiếm 30 – 35%. Thêm vào đó, số lượng không ngừng tăng lên không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhất là trong nhóm học sinh, sinh viên…
Nhìn chung, cận thị chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị sớm thì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cùng khám phá ngay những thông tin hữu ích bên dưới!
1. Tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây cận thị ở trẻ
Cận thị ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau:
- Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ít ngủ, đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều thì sẽ gây căng thẳng cho đôi mắt, từ đó dẫn đến khúc xạ.
- Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg) đến tuổi thiếu niên thì tỷ lệ mắc cận thị cao hơn những bé phát triển bình thường.
- Hơn nữa, trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường bị cận thị sớm hơn cấc bạn đồng trang lứa từ khi học vỡ lòng.
- Trẻ có thói quen xem tivi quá gần, với khoảng cách chưa đầy 3 mét kể từ mắt tới màn hình, liên tục mỗi ngày nhiều hơn 2 giờ thì sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
- Tư thế ngồi không ngay ngắn, đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo… cũng khiến cho trẻ em dễ bị cận thị.
Nguyên nhân khiến trẻ cận thị rất phong phú
2. Cận thị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Chắc chắn việc đeo thêm một chiếc kính suốt cả ngày dài, trong bất kỳ hoạt động nào, cũng gây cản trở cho trẻ. Nhưng nguy hiểm hơn là cận thị dễ gây một số biến chứng không mong muốn như xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hóa võng mạc, nhược thị, mù lòa…
Do vậy, là một bậc phụ huynh, hãy chủ động tìm cách xử lý nếu trẻ đã bị cận và tìm cách phòng ngừa phù hợp nếu trẻ vẫn đang có một đôi mắt sáng khỏe, thị lực 10/10.
3. Chia sẻ các phương pháp điều trị cận thị hiệu quả
Tùy theo lựa chọn của mỗi gia đình mà lựa chọn một trong các phương án bên dưới:
- Dùng thuốc: Tuy không thể điều trị triệt để nhưng phương pháp có thể làm giảm độ cận hoặc duy trì ở một mức độ nhất định.
- Đeo kính: Đây là phương án giải quyết phổ biến nhất, phù hợp với các bạn vừa mới cận thị. Trong đó có thể đeo kính cận lẫn kính áp tròng theo đúng độ mắt.
- Phẫu thuật: Đó là giải pháp áp dụng khi người bị cận thị không muốn đeo kính. Bao gồm 2 cách là phẫu thuật bằng tia laser (làm giảm độ cong giác mạc, điều trị cận thị và các sai lệch khúc xạ khác) hoặc đặt một loại kính đặc biệt vào trong nội nhãn để điều chỉnh độ cận.
Có rất nhiều phương pháp chữa cận thị tân tiến
4. Hướng dẫn cách phòng tránh cận thị ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số cách ngăn ngừa bị cận cho trẻ em mà phụ huynh không thể bỏ qua:
4.1 Duy trì thói quen học tập ở nơi có đủ ánh sáng
Nơi học tập, xem tivi, đọc sách… phải đảm bảo đủ ánh sáng và được phân bố đều khắp phòng, cường độ thích hợp nhưng không gây lóa mắt. Tốt nhất, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.
4.2 Đảm bảo khoảng cách nhìn và tư thế ngồi đúng
Khi đọc sách hoặc viết, cha mẹ nên giúp trẻ rèn luyện thói quen giữ khoảng cách 30 – 40cm với bảng/sách/vở… và riêng màn hình máy tính là 60cm để không gây căng thẳng cho mắt. Cùng với đó, đừng quên chọn tư thế ngồi thẳng lưng và cổ để tránh gặp các vấn đề về xương khớp và tuyệt đối không để trẻ nằm trên giường đọc sách, nhìn điện thoại trong bóng tối.
4.3 Tránh xem thiết bị điện tử thời gian dài
Thay vì xem TV hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian rảnh, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao và tập luyện thể chất để hạn chế căng thẳng cho mắt, cũng như tăng cường thể lực.
4.4 Xây dựng chế độ ăn giàu vitamin
Cha mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ các loại vitamin tốt cho đôi mắt như A, B, C, E, Calcium… có trong những loại thực phẩm bổ dưỡng như cà rốt, cà chua, bí đỏ, ớt chuông, bông cải xanh…
Đặc biệt, nhất định phải có các loại cá biển, hải sản vì chứa nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng cải thiện thị lực và thúc đẩy sức khỏe võng mạc phía sau mắt.
4.6 Thực hiện kiểm tra mắt định kỳ
Phụ huynh nên đưa con đi khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/lần giúp đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt cũng như phát hiện sớm các vấn đề về thị lực, từ đó can thiệp và điều trị kịp thời.
Thực hiện khám mắt định kỳ theo chỉ định giúp đôi mắt của con sáng khỏe.
Đến đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cận thị, kèm theo cách phòng tránh cận thị và điều trị nếu cần thiết. Hãy chủ động đón đọc các nội dung tiếp theo trên website để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Myopia (Nearsightedness) in Children & Teens.