Chia sẻ 7 tác hại của overthinking có thể bạn chưa biết
Overthinking là suy nghĩ một vấn đề quá mức cần thiết, nếu cứ kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều mặt trong cuộc sống. Vậy những tác hại của overthinking là gì? Xin mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Mất ngủ hoặc khó ngủ
Có khoảng 35,2% tỷ lệ người trưởng thành ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày. Lý do là vì họ thường xuyên suy nghĩ quá nhiều, gây căng thẳng quá mức. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra hormone Cortisol khiến cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động, dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
> Xem thêm: Mất ngủ lâu ngày có sao không? Dấu hiệu của bệnh gì?
2. Trầm cảm
Thực chất, overthinking là một biểu hiện của rối loạn lo âu, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. Tác hại của overthinking có thể thấy rõ ràng nhất là chúng ta có cảm giác bất lực, mất niềm tin và khả năng kiểm soát cuộc sống của mình, tự trách bản thân và luôn cảm thấy có lỗi, dần mất đi hứng thú trong cuộc đời.
Overthinking – vấn đề phổ biến ở những người trẻ hiện nay.
3. Rối loạn ăn uống
Khi rơi vào trạng thái trầm cảm do overthinking, một số người có xu hướng chán ăn, chỉ ăn với một lượng nhỏ rất ít để duy trì sự sống. Tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ gây suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, giảm khả năng đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Hoặc một số trường hợp khác khi overthinking kéo dài lại ăn uống rất nhiều, mất kiểm soát lượng thực phẩm đưa vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cân nặng ngày càng tăng nhưng cơ thể vẫn thiếu chất, vì ăn nhiều – chứ không phải ăn đa dạng thực phẩm.
4. Nghiện chất kích thích và đồ uống có cồn
Để bộ não tạm dừng suy nghĩ, giảm căng thẳng cũng như giải tỏa cảm xúc tiêu cực tức thời, nhiều người chọn cách uống bia rượu. Tuy nhiên nếu lạm dụng rượu bia quá mức có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề như:
- Ảnh hưởng não bộ, phản ứng chậm và mất kiểm soát, tiềm ẩn khả năng mắc bệnh lý rối loạn tâm thần.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày,…
- Ảnh hưởng khả năng tình dục (ở nam giới).
- Giảm sức đề kháng của cơ thể, rất dễ bị cảm hoặc trúng gió.
Tác hại của overthinking ở nam giới là lạm dụng bia rượu, về lâu dài gây hại cho sức khỏe.
5. Kém tự tin khi giao tiếp
Khi suy nghĩ quá nhiều, bạn thường bị cuốn vào những lo lắng tiêu cực như sợ nói sai hoặc bị đánh giá. Những lo lắng này khiến bạn cảm thấy áp lực và thiếu tự tin trước khi bắt đầu giao tiếp. Theo đó, bạn cũng rất khó để mở lòng chia sẻ với bất cứ ai, cảm thấy cô đơn và tách biệt với xã hội, bỏ lỡ cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
Thêm vào đó, việc suy nghĩ quá mức có thể khiến bạn quá chú trọng vào yếu điểm của người khác, khiến họ không thực sự thoải mái, làm cho các cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng và không tự nhiên. Dần dần, điều này có thể làm giảm các mối quan hệ xung quanh, khiến bạn thiếu sự hỗ trợ và động viên cần thiết trong thời gian khó khăn.
6. Hạn chế khả năng sáng tạo
Một trong những tác hại của overthinking nữa là bạn phải tập trung quá nhiều thời gian để tìm kiếm sự hoàn hảo. Điều này có thể khiến bạn luôn trong trạng thái sợ thất bại, tâm lý e dè, không dám sáng tạo và trải nghiệm những thứ khác biệt.
Các nhà tâm lý học còn cho rằng, overthinking khiến tâm trí bạn phân tán vào nhiều hướng khác nhau, khiến bạn khó tập trung và khai thác hiệu quả một ý tưởng cụ thể.
7. Cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề sức khỏe
Đừng nghĩ rằng overthinking chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần; thực tế thì tình trạng này cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của bạn.
Cụ thể là khi overthinking và căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, căng cơ, đau nhức xương khớp và mắc các vấn đề về tiêu hóa (như viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…).
Phần lớn những người overthinking lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, cơ thể đau nhức, mất dần năng lượng để hoạt động.
Để tránh những tác hại của overthinking như trên, bạn cần tạo cho mình có nhiều thời gian bận rộn, nhiệt hoạt động phải làm như tập thể dục mỗi ngày, khi rảnh rỗi hãy dành tâm trí nghe podcast, tham gia câu lạc bộ hoặc một kỹ năng mới.
Điều đặc biệt là mỗi khi đứng trước một vấn đề, thay vì hỏi tại sao, bạn nên chuyển thành thắc mắc như thế nào và tìm ra cách giải quyết. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn chuyển từ suy nghĩ sang hành động cụ thể, qua đó chấm dứt tình trạng suy nghĩ quá mức.
Hoặc nếu quá khó khăn, bạn vẫn có thể cho phép mình được overthinking trong ngày, nhưng hãy dành thời gian ít thôi, khoảng 10 phút vào mỗi tối. Sau khi hết thời gian đó, bạn cần ngừng lại và chìm vào giấc ngủ hoặc đi tìm việc khác thực hiện ngay để xóa đi mớ suy nghĩ hỗn độn trong đầu nhé! Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo: