Nấm da đầu có chữa hết không? Các phương pháp điều trị

84
0
Share:
nấm da đầu

Nấm da đầu không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng này nếu không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ rất dễ tái phát. Để tìm hiểu cách điều trị nấm da đầu hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là bệnh lý xảy ra khi da đầu bị nhiễm nấm. Cụ thể là 2 loại nấm sợi Microsporum và Trichophyton cư trú trong nang tóc và da đầu. 

nấm da đầu

Nấm da đầu khởi phát với sự xuất hiện của các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu, .

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nấm da đầu thường xuất hiện và phát triển nhanh chóng do một số yếu tố từ môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày, đáng kể đến như:

  • Không gội đầu thường xuyên: Khi da đầu không được vệ sinh sạch sẽ, mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết tạo ra môi trường ẩm ướt khiến nấm phát triển nhanh.
  • Gội đầu không đúng cách: Nhiều người có thói quen gãi hoặc chà xát quá mạnh có thể gây trầy xước da đầu. Khi da đầu bị tổn thương, nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công sâu hơn.
  • Lây nhiễm từ động vật: Thú cưng hay vật nuôi trong gia đình nếu không được tắm rửa hay vệ sinh sạch sẽ dễ bị các loại nấm xâm nhập. Theo đó, những loại nấm này có khả năng lây sang người. Tức là nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể bị nhiễm nấm.

3. Triệu chứng đặc trưng của nấm da đầu

Để nhận biết mình có đang bị nấm da dầu hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện nhiều gàu: Lý do là vì nấm gây kích thích da đầu tiết nhiều bã nhờn, kết hợp với các tế bào chết, dẫn đến việc hình thành gàu. Khi đó, người bệnh chải tóc tới đâu là có thể thấy những mảng gàu rơi ra tới đó, gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Nổi mụn trên da dầu: Nếu người bệnh gãi liên tục sẽ khiến da đầu bị trầy xước hoặc xuất hiện những nốt đỏ nhỏ như mụn trên da đầu.
  • Rụng tóc liên tục: Nấm da đầu ở giai đoạn tiến triển thường có dấu hiệu rụng tóc. Theo đó, tóc có thể rụng một cách tự nhiên hoặc khi chải và gội đầu. Tình trạng này kéo dài có thể tạo ra các mảng hói với hình dạng tròn hoặc bầu dục, kích thước khác nhau. Điều này khiến người bệnh thường cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình của mình.

nấm da đầu

Khi bị nấm da đầu, bạn sẽ thấy da đầu nổi gàu, ngứa ngáy và rụng tóc liên tục.

4. Biến chứng của nấm da đầu

Biến chứng của nấm da đầu có thể gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng trên da đầu, dẫn đến tình trạng sưng phồng và chảy mủ. Ngoài ra, nấm có thể lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể, gây ra các vấn đề về da như nấm da hoặc nấm móng. Tình trạng này ít nhiều sẽ dẫn đến cảm giác tự ti, lo âu hoặc trầm cảm ở người bệnh.

5. Có thể điều trị nấm da đầu dứt điểm được không?

Chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi nấm da đầu hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng đúng phương pháp điều trị, đồng thời kết hợp duy trì vệ sinh da dầu đúng cách để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Bạn có biết: 4 lợi ích khi chải tóc hàng ngày

6. Các biện pháp chữa nấm da đầu hiệu quả

Khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bị nấm da đầu, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Các biện pháp khắc phục bệnh nấm da đầu bao gồm:

  • Dùng thuốc trị nấm da đầu: Đó có thể là thuốc bôi (miconazole, naftifine, clotrimazole,…) hoặc thuốc uống (itraconazole, ketoconazole,…). Những loại thuốc này được dùng ít nhất 2 tuần trở lên và cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng dầu gội hỗ trợ điều trị: Ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm nấm, bác sĩ có thể chỉ định các loại dầu gội trị nấm chứa hoạt chất như sulfide selenium hoặc nizoral. Lưu ý sau khi gội, người bệnh nên dùng khăn phủ kín tóc trong khoảng 30 phút trước khi sấy khô.
  • Xây dựng thói quen lành mạnh: Nên gội đầu thường xuyên 2-3 ngày/lần, đặc biệt gội đầu ngay sau khi tóc tiếp xúc với nước mưa, sấy tóc ngay sau khi gội để tránh tạo môi trường ẩm cho nấm phát triển, vệ sinh nón bảo hiểm và vệ sinh không gian ngủ định kỳ.

nấm da đầu

Bạn có thể sử dụng bồ kết để làm sạch da đầu và hỗ trợ điều trị nấm.

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1 Nấm da đầu có bị lây lan không?

Nấm da đầu hoàn toàn có thể lây lan từ người mắc bệnh sang người khác qua những tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như sử dụng chung chăn màn hoặc quần áo, dùng chung nón bảo hiểm trong thời gian dài,… Do đó, để ngăn ngừa lây nhiễm chéo, bạn cần ý thức về việc sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng biệt.

7.2 Có cách nào phân biệt nấm da dầu và vảy nến không?

Nấm da đầu là do nhiễm nấm gây ra, thường kèm theo ngứa ngáy và có thể gây rụng tóc. Trong khi đó, vảy nến da đầu là một bệnh tự miễn, gây ra các mảng đỏ dày, vảy bạc và ngứa. Để xác định đúng tình trạng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

7.3 Tôi có thể dùng giấm táo để điều trị nấm da đầu được không?

Với khả năng kháng nấm mạnh mẽ, bạn có thể áp dụng giấm táo lên vùng da cần điều trị. Để thực hiện, hãy ngâm một miếng bông gòn trong giấm táo và đặt lên da đầu, thực hiện cách này 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Vậy là bạn đã có cái nhìn tổng quát về nấm da đầu – một bệnh lý nhiễm nấm có khả năng lây lan và tái phát nhiều lần. Do đó ngay khi xuất hiện triệu chứng liên quan nấm da đầu, bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách xử trí đúng đắn nhé!

Nguồn tham khảo:

Nấm da đầu: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả – Medlatec 

Ringworm (scalp) – Symptoms & causes – Mayo Clinic

Share: