Sốt phát ban: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Điều trị

79
0
Share:
sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt trong các môi trường đông đúc như trường học hoặc nhà trẻ.

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là bệnh lý nhiễm trùng gây ra bởi virus human herpes 6 hoặc 7, dẫn đến triệu chứng điển hình là các đốm nhỏ trên bề mặt da.

sốt phát ban

Đối tượng dễ gặp sốt phát ban là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có hệ miễn dịch yếu.

2. Nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban

Tác nhân chính gây sốt phát ban thường là nhiễm virus herpes người loại 6 hoặc 7. Virus này có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người đã mắc bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây sốt phát ban, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu và không đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. 

Ngoài ra, sốt phát ban còn có thể do các yếu tố khác gây ra, chẳng hạn như sự xâm nhập của chấy, bọ chét chuột, hoặc mò mạt.

3. Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban

Triệu chứng lâm sàng của sốt phát ban bao gồm sốt cao (39 – 40 độ C), cảm giác lạnh run, đau đầu, đau cơ và khớp, buồn nôn, và mệt mỏi. Phát ban thường xuất hiện trên một nửa cơ thể và có thể lan rộng ra toàn thân sau khoảng 2 – 4 ngày.

Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ nhỏ:

  • Sốt nhẹ từ 38 độ C, đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì hạ sốt.
  • Xuất hiện nốt phát ban trên da ở một số bộ phận như tay, chân, sau đó lan nhanh toàn thân. 
  • Quấy khóc, khó chịu.
  • Biếng ăn, bỏ bú.
  • Tiêu chảy nhẹ.

Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn:

  • Sốt cao từ 39 độ C trở lên.
  • Da phát ban nổi mẩn đỏ, có thể chỉ xuất hiện vài giờ đồng hồ rồi mất, nhưng cũng có thể kéo dài đến mấy ngày.
  • Sưng hạch ở quai hàm.
  • Đau đầu, chóng mặt.

sốt phát ban

Triệu chứng điển hình của sốt phát ban là sốt, đau đầu và phát ban, nổi đỏ ở các vùng da.

Phân biệt triệu chứng sốt phát ban và bệnh sởi

Triệu chứng ban đầu của sốt phát ban và bệnh sởi có thể khá giống nhau, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ, bạn có thể dễ dàng phân biệt được chúng.

Triệu chứng của sốt phát ban: nốt ban có màu đỏ, mịn và ít gồ ghề trên da. Chúng xuất hiện đồng loạt khắp cơ thể. Sau khi biến mất, các nốt ban thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Triệu chứng của sởi: nốt ban có màu đỏ sậm, thường gồ lên và cảm giác sần khi sờ vào. Ban đầu, chúng thường xuất hiện từ phía sau tai, sau đó lan ra mặt, ngực, bụng và cuối cùng là toàn thân. Sau khi lặn, các vết ban có thể để lại vết thâm đặc trưng, còn gọi là “vằn da hổ.”

4. Sốt phát ban có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp sốt phát ban kể cả ở trẻ em cũng không nghiêm trọng và có thể hồi phục nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, một số trẻ có thể được phát hiện muộn và điều trị không kịp thời, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, hoặc hội chứng Guillain-Barre.

5. Cách điều trị sốt phát ban

Mục đích điều trị sốt phát ban chủ yếu là giảm triệu chứng, cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt nếu người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
  • Lau người bằng nước ấm để giảm nguy cơ co giật do sốt cao.
  • Dùng thuốc ho nếu bệnh nhân ho hoặc đau họng.
  • Uống nhiều nước.
  • Ưu tiên thức ăn dạng lỏng (cháo, súp, sữa,…) để dễ hấp thu. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường ăn trái cây giàu vitamin C (như cam, quýt, bưởi) và vitamin A (như xoài, đào, nho, kiwi) để hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc uống rượu, bia, trà, cà phê.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách lau người bằng nước ấm thường xuyên để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Hoặc bệnh nhân cũng có thể tắm trong phòng kín gió với thời gian tối đa khoảng 5 phút nhằm hạn chế nguy cơ cảm lạnh.
  • Thực hiện việc dọn dẹp và vệ sinh kỹ lưỡng không gian nhà ở. Cha mẹ nên chú trọng khu vực sinh hoạt của trẻ, thường xuyên làm sạch và khử trùng đồ chơi của bé.
  • Người bệnh cần được ở nhà để nghỉ ngơi và chăm sóc điều trị để tránh lây lan cho người xung quanh. Lưu ý, hãy tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt cao, thở nhanh, co giật, ngủ li bì, hôn mê,… cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

sốt phát ban

Thông thường, sốt phát ban ở trẻ nhỏ được điều trị khoảng từ 3 – 7 ngày là khỏi.

Nhìn chung, chăm sóc đúng cách có thể giúp bệnh nhân sốt phát ban nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt là đối với trẻ em có sức đề kháng yếu, các bậc phụ huynh nên quan tâm sát sao sức khỏe của con nhé!

Nguồn tham khảo: Bệnh Sốt Phát Ban – Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Share: