Ung thư vú sống được bao lâu? Điều trị như thế nào?

97
0
Share:
ung thư vú ở phụ nữ

Có thể bạn chưa biết, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và có khả năng gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên có nhiều trường hợp ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!

1. Ung thư vú là gì?

Ung thư vú (breast cancer) xuất hiện khi các tế bào trong tuyến vú phát triển một cách không kiểm soát, tạo thành các khối u ác tính. Những khối u này có khả năng lan rộng đến các mô lân cận và có thể di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 21.555 ca ung thư vú mới, chiếm 25,8% tổng số các loại ung thư ở phụ nữ.

2. Triệu chứng của bệnh ung thư vú

Ung thư vú thường tiến triển chậm, theo đó bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Hầu hết các bệnh nhân chỉ nhận ra tình trạng bệnh khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng và tiến triển nặng.

Các dấu hiệu đặc trưng của ung thư vú bao gồm:

  • Cảm giác đau ở một bên vú kéo dài liên tục, không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Da vú có thể trở nên dày, sần sùi, căng mọng, đỏ.
  • Núm vú có thể bị co rút và bị kéo vào bên trong.
  • Núm vú tự nhiên tiết dịch hoặc chảy máu.
  • Xuất hiện khối u bất thường ở vú hoặc nách, những khối u này có thể di động, sờ vào đau hoặc không đau.

ung thư vú

Triệu chứng nổi bật nhất của ung thư vú là sự xuất hiện của một khối u cứng trong vú.

3. Những ai có nguy cơ cao bị ung thư vú?

Các nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc ung thư vú:

  • Người có mẹ hoặc chị gái mắc ung thư vú trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Những phụ nữ sinh con muộn, không có khả năng sinh sản hoặc không cho con bú.
  • Những người có kinh nguyệt bắt đầu sớm hoặc mãn kinh muộn.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến vú, chẳng hạn như xơ nang tuyến vú,…
  • Những người có chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Những người có lối sống ít vận động và không thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Những người dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài liên tục.

TOP 5 ung thư thường gặp: Biết để phòng tránh sớm

4. Tiên lượng ung thư vú sống được bao lâu?

Thông thường, tiên lượng ung thư vú được xác định dựa trên tỷ lệ sống sót sau 5 năm từ khi phát hiện bệnh. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu (khối u nhỏ hơn 2cm, chỉ xuất hiện trong vú), tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 98%.
  • Giai đoạn 2 (khối u khoảng 2-5cm, lây lan đến hạch bạch huyết), tiên lượng sống 5 năm khoảng 90%.
  • Giai đoạn 3 (khối u có kích thước lớn hơn 5cm, đã lan rộng vào thành ngực và các hạch bạch huyết), tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 70%.
  • Giai đoạn cuối (khối u đã lan rộng và di căn đến một hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể), tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống chỉ còn 25%. về chất lượng.

ung thư vú

Ung thư vú được phát hiện càng sớm thì cơ hội điều trị thành công và tiên lượng sống của bệnh nhân càng cao.

5. Cách điều trị ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư có đa dạng phương pháp điều trị nhất, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u tại vú, thông thường là phẫu thuật bảo tồn hoặc phẫu thuật triệt căn.
  • Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X và proton, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường được chỉ định là khi tế bào ung thư đã lan rộng, mục đích là để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng kèm theo.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc hoặc chế phẩm để tác động chính xác vào một hoặc nhiều đặc điểm đặc biệt của tế bào ung thư, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Liệu pháp nội tiết sử dụng các thuốc nội tiết để ngăn chặn estrogen liên kết với thụ thể của nó trên tế bào ung thư qua nhiều cơ chế khác nhau, từ đó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

ung thư vú

Dựa vào giai đoạn của ung thư vú, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nhu cầu cá nhân, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Việc điều trị ung thư vú ở bất kỳ giai đoạn nào đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy, bệnh nhân nên thường xuyên thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng, kế hoạch điều trị và các phương pháp chăm sóc tại nhà.

Để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả từ sớm, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như thực hiện kiểm tra vú và vùng ngực định kỳ mỗi 6 tháng. Đặc biệt, hãy chú trọng đến những biện pháp này sau tuổi 40 để giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Nguồn tham khảo:

Nguy cơ, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị ung thư vú – Bệnh viện K

Mỗi năm Việt Nam có 21.550 ca mắc ung thư vú, khuyến cáo của chuyên gia chị em cần biết – Bộ Y tế

Share: