Vảy nến da đầu có lây không, chăm sóc và điều trị thế nào?

119
0
Share:
vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là căn bệnh thường gặp nhưng lại khiến nhiều người băn khoăn. Bởi vì các triệu chứng của bệnh khá giống với một số bệnh da liễu khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Theo đó cũng có nhiều thắc mắc vảy nến da đầu có lây không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu câu trả lời rõ ràng qua bài viết dưới đây.

1. Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là bệnh lý xảy ra khi các tế bào da tích tụ trên bề mặt da đầu, hình thành các mảng vảy dày, gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây là căn bệnh mạn tính, có xu hướng tiến triển theo thời gian, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu có thể gặp ở cả nam và nữ, đồng thời không phân biệt độ tuổi.

2. Dấu hiệu nhận biết vảy nến da đầu

Ở giai đoạn nhẹ, vảy nến da đầu thường biểu hiện bằng những mảng vảy nhỏ, mịn, dễ nhầm lẫn với gàu.

Ở giai đoạn bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn với sự xuất hiện của các mảng đỏ, sần sùi, vảy trắng dày, ngứa ngáy dai dẳng. Nếu người bệnh cào mạnh lên da đầu, điều này có thể làm tổn thương cấu trúc nang tóc và dẫn đến tình trạng rụng tóc.

3. Nguyên nhân gây vảy nến da đầu

Hiện tại, nguyên nhân gây ra vảy nến da đầu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể góp phần khởi phát và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến da đầu:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình đã từng có người mắc bệnh, khả năng các thành viên khác mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch hoạt động sai cách, các tế bào lympho T không nhận diện được các tế bào da bình thường, chúng tấn công nhầm những tế bào này, dẫn đến viêm và viêm mạn tính, cuối cùng thúc đẩy sự hình thành bệnh vảy nến da đầu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc như thuốc chống sốt rét, corticoid,… có thể gây kích ứng da, làm trầm trọng thêm các tình trạng viêm da sẵn có, từ đó tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển.
  • Uống bia rượu thường xuyên: Bởi vì thức uống có cồn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm và các phản ứng tự miễn như vảy nến.
  • Chế độ ăn thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D có thể làm tăng tốc độ tăng sinh tế bào da, dẫn đến hình thành các mảng vảy đặc trưng của bệnh vảy nến.

> Xem thêm: Nấm da đầu có chữa hết không? Các phương pháp điều trị

4. Vảy nến da đầu có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu không lây lan từ người sang người. Đây là một căn bệnh tự miễn, liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch bên trong cơ thể.

vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu không lây từ người này sang người khác, nhưng có thể di truyền.

5. Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu

Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh vảy nến hoàn toàn có thể kiểm soát. Việc thăm khám định kỳ và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian ổn định của da đầu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Dùng thuốc: Để điều trị vảy nến da đầu, các loại thuốc bôi như Axit Salicylic, Corticoid, vitamin D thường được sử dụng để giảm viêm, bong vảy và ức chế sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc như Anthralin, Retinoids giúp kiểm soát sự tăng sinh tế bào da, làm mềm da và giảm viêm. Trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc uống hoặc tiêm để kiểm soát bệnh toàn diện hơn.
  • Liệu pháp hiện đại: Điều trị vảy nến da đầu có thể kết hợp nhiều phương pháp như liệu pháp ánh sáng, sử dụng tia cực tím kết hợp thuốc để giảm viêm.
  • Dùng dầu gội: Người bệnh vảy nến da đầu có thể chuyển sang dùng sản phẩm dầu gội chứa  Axit salicylic, Propionate, Clobetasol,… để hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm da, giảm bớt triệu chứng bệnh.

vảy nến da đầu

Chọn sản phẩm dầu gội chứa thành phần chuyên biệt để làm sạch da và hỗ trợ điều trị vảy nến da đầu.

6. Cách chăm sóc khi bị vảy nến da đầu

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh vảy nến da đầu nên ghi nhớ một số cách chăm sóc như sau:

  • Tăng cường rau củ quả: Các loại như súp lơ, cải kale, bông cải xanh hay dâu tây, cam, bưởi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa kháng viêm.
  • Massage da đầu với dầu ô liu: Cho 1-2 thìa dầu ô liu vào da đầu, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút, sau đó sử dụng lược để loại bỏ lớp vảy bong tróc một cách nhẹ nhàng, cuối cùng gội sạch đầu là xong.
  • Hạn chế gãi: Thói quen hay gãi có thể làm tổn thương da đầu, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và lây lan sang các vùng da khác.
  • Tái khám theo lịch hẹn: Người bệnh nên đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình hình bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.

Như vậy, chúng mình đã giải đáp được những thắc mắc thường gặp về bệnh vảy nến da đầu. Bệnh không lây nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu ngay nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu vảy nến da đầu nhé!

Nguồn tham khảo: 

Bệnh vảy nến da đầu là gì? Có lây không, chữa như thế nào?

Vảy nến da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh

Share: